Bạn đang xem bài viết Phanh xe đạp bị kêu? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tại Hyundai5sviettri.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phanh của xe đạp phát ra tiếng kêu có thể gây khó chịu cho người điều khiển và người xung quanh. Ở bài viết này, Hyundai5sviettri.com sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục phanh xe đạp bị kêu nhé!
Tìm hiểu về phanh xe đạp
Phanh xe đạp là bộ phận được sử dụng để làm giảm tốc độ hoặc dừng xe tạm thời khi có tình huống bất ngờ trên đường đi hoặc đèn đỏ. Hệ thống phanh xe đạp bao gồm: cần thắng, dây phanh và má phanh để tạo ra ma sát giúp cho bánh xe quay chậm lại. Phan xe đạp thường có 2 loại phanh đĩa và phanh cơ.
Phanh đĩa hoạt động bằng cách ép miếng phanh lên đĩa phanh để tạo ma sát, giúp giảm tốc độ hoặc dừng lại xe. Phanh cơ hoạt động bằng cách dùng dây cáp kéo miếng phanh lên một vật chắn như bánh xe hoặc khung xe, tạo ma sát để giảm tốc độ hoặc dừng lại xe.
Xe đạp địa hình MTB Pacific Carmeron 5.0 27.5 inch sở hữu hệ thống phanh đĩa nhanh nhạy, giúp kiểm soát tốc độ dễ dàng
Nguyên nhân phanh xe đạp bị kêu
Tiếng kêu phát ra từ phanh vành niềng
- Miếng phanh đã bị mòn: Miếng phanh bị mòn quá nhiều sẽ không còn đủ dày để đảm bảo tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của vành niềng khi phanh dẫn đến phanh kém hiệu quả và phát ra tiếng kêu.
- Bề mặt vành niềng không được làm sạch: Khi vành niềng bụi bẩn bám trên bề mặt, khả năng tiếp xúc giữa phanh và vành niềng sẽ giảm đi, gây ra tiếng kêu khi phanh.
- Miếng phanh không được lắp đặt đúng cách: Nếu miếng phanh không được lắp đặt đúng cách, chúng sẽ không được cố định nên không đảm bảo rằng tiếp xúc với vành niềng đúng cách. Vì vậy, khi bạn phanh xe chúng sẽ phát ra tiếng kêu khó chịu.
- Vành niềng bị uốn cong hoặc méo mó: Nếu vành niềng của xe đạp bị uốn cong hoặc méo mó, không chỉ gây ra tiếng kêu khi phanh, đồng thời gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe.
- Miếng phanh và vành niềng không tương thích với nhau: Nếu miếng phanh không phù hợp với vành niềng hoặc ngược lại, chúng sẽ không tiếp xúc tốt với nhau và có thể phát ra tiếng kêu khi phanh.
Phanh vành không được vệ sinh thường xuyên dễ tạo ra âm thanh khó chịu khi phanh xe
Tiếng kêu phát ra từ phanh đĩa
- Bề mặt phanh đĩa bẩn hoặc bị oxy hóa: Bề mặt của bánh xe và phanh đĩa sẽ tạo ra ma sát khi phanh để giúp ngăn chặn sự di chuyển của xe đạp. Do vậy, nếu bề mặt phanh đĩa bẩn hoặc bị oxy hóa thì độ ma sát sẽ không đồng đều và tạo ra tiếng kêu.
- Miếng phanh bị mòn hoặc không còn đúng hình dạng: Phần trước của miếng phanh sẽ không còn đủ dày để có thể bảo vệ phanh đĩa, từ đó làm mài mòn, hư hỏng phanh và gây ra tiếng kêu, làm ảnh hưởng đến hiệu suất phanh xe.
Phanh đĩa bị cong, méo mó hoặc không được vệ sinh thường xuyên có thể trở thành nguyên nhân tác động đến việc tạo tiếng kêu khi phanh xe
Cách khắc phục phanh xe đạp bị kêu
Tiếng kêu phát ra từ phanh vành niềng
- Làm sạch vành niềng: Bạn hãy dùng một chiếc bàn chải mềm và một ít chất tẩy rửa chuyên dụng để chà sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ bám trên vành niềng của bánh xe, giúp hạn chế tạo ra tiếng kêu khi phanh xe.
- Làm mới miếng phanh: Khi miếng phanh đã bị mài mòn hoặc hư hỏng, bạn hãy thay thế cho xe đạp một miếng phanh mới để đảm bảo hiệu suất phanh và không gây ra tiếng kêu khó chịu.
- Điều chỉnh phanh: Bạn hãy dùng ốc vít để điều chỉnh phanh trên thanh trượt hoặc tay phanh sao cho phù hợp, từ đó khắc phục được tình trạng phanh xe bị kêu.
- Thay thế vành niềng: Nếu vành niềng bị méo hoặc bị uốn cong quá nhiều, bạn nên thay thế vành niềng mới.
Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra để đảm bảo phanh không bị bẩn
Tiếng kêu phát ra từ phanh đĩa
- Làm sạch bề mặt phanh đĩa: Sử dụng bình xịt nước để làm ướt phanh đĩa, rồi dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt phanh, sau đó lau sạch bằng khăn khô.
- Điều chỉnh phanh: Nếu phanh không được điều chỉnh đúng cách, nó có thể gây ra tiếng kêu. Bạn có thể điều chỉnh phanh bằng cách sử dụng ốc vít điều chỉnh phanh trên thanh trượt hoặc tay phanh.
- Thay miếng phanh: Nếu miếng phanh đã bị mòn hoặc bị hư hỏng, bạn nên thay miếng phanh mới để gia tăng hiệu suất hãm phanh, không gây ra tiếng kêu khó chịu.
- Kiểm tra đĩa phanh: Nhằm phát hiện hư hỏng kịp thời và bảo trì đúng cách, giúp gia tăng hiệu suất phanh, không gây ra tiếng kêu khó chịu.
- Sử dụng loại phanh đĩa tốt hơn: Nếu phanh đĩa không hoạt động tốt trên xe đạp của bạn, bạn có thể nâng cấp phanh bằng cách thay đổi loại phanh đĩa hoặc thay đổi miếng phanh để đạt hiệu suất tốt hơn.
Người dùng nên thay đổi phanh đĩa mới để nâng cao hiệu suất vận hành và điều khiển của xe
Cách sử dụng phanh xe đạp đúng cách
Thiết lập vị trí tay phanh
- Bước 1: Đặt tay phanh sao cho phù hợp với kích thước tay của bạn, sau đó lắp đặt tay phanh vào vị trí đó.
- Bước 2: Điều chỉnh độ nghiêng của tay phanh bằng cách vặn ốc trên tay phanh hoặc bộ khớp tay phanh, sau đó cố định độ nghiêng phù hợp để quá trình sử dụng phanh xe trở nên dễ dàng nhất.
Khi tay phanh được đặt ở vị trí đúng, người điều khiển xe có thể dễ dàng kích hoạt phanh một cách hiệu quả mà không cần phải di chuyển tay quá nhiều. Việc này giúp tăng tính an toàn cho người sử dụng xe đạp và giảm nguy cơ tai nạn.
Đặt tay phanh ở vị trí phù hợp sẽ giúp người lái dễ dàng điều khiển và kiểm soát tốc độ xe
Phanh xe đúng nguyên tắc với từng loại xe
- Đối với xe đạp địa hình: Bạn hãy đưa tay phanh dần, không kéo mạnh vì lực ma sát giữa phanh và bánh xe khá mạnh sẽ dẫn đến trơn trượt bánh và mất kiểm soát về tốc độ.
- Đối với xe đạp đường phố: Tốc độ của xe thường không cao nên bạn chỉ cần đưa tay phanh ra nhẹ nhàng là xe có giảm tốc độ dần và dừng lại kịp thời.
- Đối với xe đạp đua: Bạn cần phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau để có thể kiểm soát tốc độ và dừng xe ngay khi cần, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Người dùng cần nhận biết được loại phanh của xe đạp để phanh đúng cách, tránh té ngã khi phanh gấp
Sử dụng phanh bằng ngón tay trỏ
Sử dụng phanh bằng ngón tay trỏ giúp người lái xe đạp dễ dàng điều khiển và kiểm soát tốt hơn khi phanh, ngay cả khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, không bằng phẳng.
Người lái có thể sử dụng ngón trỏ để phanh xe
Hạ thấp và giữ vững tay phanh tại chỗ rẽ
Bạn hãy hạ thấp và giữ vững tay phanh khi đi vào đoạn đường có ngã rẽ hay khúc cua để dễ dàng kiểm soát tốc độ của xe, phanh xe hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên đặt tay của mình tại phần bẻ cong của tay lái khi đi khoảng cách giữa các khúc cua đã thu hẹp lại để hãm cần gạt và giữ được cân bằng khi di chuyển, từ đó đảm bảo an toàn tối đa.
Các đoạn đường rẽ đòi hỏi người lái cần hạ thấp và giữ vững tay phanh để giữ được thăng bằng cũng như đảm bảo an toàn cho người lái
Đẩy trọng lượng cơ thể trở lại ngay sau khi phanh
Khi người lái xe đẩy trọng lượng cơ thể trở lại ngay sau khi phanh, trọng lượng sẽ được phân bố đều giữa bánh trước và bánh sau, tăng độ bám của bánh trước và tránh trượt.
Người lái nên đẩy trọng lượng cơ thể trở lại như ban đầu sau khi phanh xe để phân bố đều lực ở cả hai bánh trước và sau, tránh té ngã
- Tổng hợp 20 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho dân xe đạp
- Top 7 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho xe đạp đua
- 8 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho xe đạp địa hình
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục xe đạp bị kêu để quá trình di chuyển diễn ra ổn định nhất. Nếu có thắc mắc hoặc góp ý, đừng ngần ngại bình luận ở phía dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phanh xe đạp bị kêu? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tại Hyundai5sviettri.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.